Các nghiên cứu Ngô Xuân Bính

Ông nghiên cứu, tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hầu hết đều thành danh với những công trình hoặc tác phẩm nổi tiếng[7].

Võ thuật

  • Sách võ thuật Nhất Nam căn bản gồm 5 tập. Trong đó tập I và II, được viết khi ông 20 tuổi, đã đạt giải nhất tại Triển lãm sách Thể dục thể thao Quốc tế ở Ba Lan năm 1985[8].

Y học

  • Ngày 22 tháng 11 năm 2014, chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 29 đã xác lập kỷ lục: "Bộ sách châm cứu nhiều trang nhất" do Ngô Xuân Bính biên soạn[9].

Hội họa

Giáo sư Ngô Xuân Bính chuyên vẽ tranh sơn dầu. Ông đã triển lãm 3 lần ở Minxcơ, 3 triển lãm cá nhân ở Matxcơva và 2 triển lãm cá nhân ở Việt Nam.[10]Năm 2006, ông đạt giải ARTIADA - Giải xuất sắc của Triển lãm Nghệ thuật tại Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcơva.[11]

Năm 2008, ông đạt giải xuất sắc và được bình chọn là một trong 10 hiện tượng hội họa trong tháng tại Triển lãm quốc tế lần thứ 2 ở Matxcơva[11][12]

Văn, thơ và âm nhạc

Giáo sư Bính đã viết 7 tập thơ với khoảng hàng nghìn bài về nhiều thể loại[13]

Ngày 24 tháng 1 năm 2015, đêm thơ nhạc "Ân khúc-Giao hòa" của Ngô Xuân Bính đã được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tại đêm nhạc, có nhiều nghệ sĩ hàng đầu của ca nhạc Việt như Trọng Tấn, Anh Thơ, Tùng Dương... Họ biểu diễn những tác phẩm âm nhạc do 10 nhạc sĩ lớn của Việt Nam phổ nhạc trên lời thơ của Ngô Xuân Bính[14].

Cũng tại đêm nhạc, ông đã được xác lập kỷ lục "Tập thơ dài nhất Việt Nam" do Ngô Xuân Bính sáng tác[2]

Một số bài nổi tiếng như Đêm thanh lắng, Huế một lần gặp, Nỗi nhớ quê, Nếp hương, Mùa thu vàng lao xao, Thả thuyền bến Mơ, Hà Nội trong tôi, Tượng nhà mồ...[15]